Di chuyển Quá_trình_trầm_tích_gió

Bão bụi tiến đến Spearman, Texas ngày 14/04/1935Bão bụiAmarillo, Texas năm 1936Đám mây bão cát khổng lồ chuẩn bị bao phủ một doanh trại quân đội khi nó cuốn qua Al Asad, Iraq, chỉ trước khi đêm xuống vào ngày 27/04/2005

Những hạt cát được đưa đi bởi gió bằng cách trôi lơ lửng, nhảy vọt (nhảy theo quãng hay nảy lên) hoặc trườn (lăn hay trượt) trên mặt đất.

Những hạt nhỏ có thể được giữ lơ lửng trong khí quyển. Các dòng khí hướng lên trên giúp nâng đỡ trọng lượng của các hạt cát lơ lửng và giữ chúng một các bất định trên không. Những cơn gió điển hình gần bề mặt Trái Đất giữ các hạt có đường kính bé hơn 0.2 mm và đưa chúng lên cao như bụi hoặc mây mù.

Sự nhảy vọt là chuyển động xuôi chiều gió của các hạt cát, liên tục theo kiểu nhảy hoặc nảy. Sự nhảy vọt bình thường sẽ nâng những hạt nào mà kích cỡ không quá một cm lên khỏi mặt đất, và đưa đi với tốc độ bằng ½ hay 1/3 của gió. Những hạt nhảy lên này có thể va chạm vào các hạt khác và tiếp tục quá trình. Hạt cũng có thể va chạm các hạt mà quá nặng nên không thể nảy lên được, những sẽ lăn từ từ tới trước khi bị đẩy bởi các hạt nảy. Các hạt lăn trên bề mặt hỗ trợ đến khoảng 25% chuyển động hạt trong hoang mạc.

Các dòng chuyển động hỗn loạn của gió thì được biết đến nhiều hơn với tên là bão bụi (dust storm). Không khí bên trên các hoang mạc được làm mát đáng kể khi có mưa. Khối khí lạnh và nặng hơn này hạ thấp xuống bề mặt hoang mạc. Khi chạm đất, nó bị làm chệch hướng về phía trước và quét tung mọi thứ trên hoang mạc lên, tạo thành sự hỗn loạn và hình thành bão bụi.

Mùa màng, con người, làng mạc và có khi kể cả khí hậu đều bị ảnh hưởng bởi những cơn bão bụi. Vài cơn bão này có thể là liên lục địa, bao quanh địa cầu, và đôi khi bao phủ cả hành tinh. Khi tàu Mariner 9 tiến vào quỹ đạo của mình quanh sao Hỏa vào năm 1971, một cơn bão bụi kéo dài một tháng đã bao phủ cả hành tinh, do đó làm trì hoãn nhiệm vụ chụp ảnh bản đồ bề mặt hành tình này.[1]

Hầu hết lượng bụi được đưa đi bởi những cơn bão bụi đểu ở kích cỡ hạt bùn. Sự lắng đọng của loại đất bùn này được gọi là đất hoàng thổ (loess). Trầm tích hoàng thổ dày nhất được biết là trên Cao nguyên Hoàng ThổTrung Quốc, với độ dày 335 m. Loại bụi đặc trưng Châu Á này được thổi đi hàng ngàn dặm, tạo thành các lớp đất sâu ở những nơi xa xôi như Hawaii chẳng hạn.[2]Châu ÂuChâu Mỹ, các lớp đất hoàng thổ tích tụ thường dày từ 20 m đến 30 m.

Sự di chuyển bởi gió từ các hoang mạc đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu. Ví dụ như các chất khoáng được chuyển từ sa mạc Sahara đến rừng mưa Amazon.[3] Bụi ở Sahara cũng hình thành đất sét đỏ ở phía Nam châu Âu.[4] Các quá trình trầm tích gió bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người, chẳng hạn như việc sử dụng xe 2 cầu trên các hoang mạc.

Những cơn lốc xoáy nhỏ, hay còn được gọi là lốc cát, thường thấy ở những vùng đất khô cằn và được cho là có liên quan đến sức nóng dữ dội tại khu vực, mà kết quả là sự bất ổn của khối khí. Lốc cát có thể cao đến một km.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quá_trình_trầm_tích_gió http://lukew.com/marsgeo/aeolian.html http://www.sciencedirect.com/science/journal/18759... http://www.geo.cornell.edu/geology/research/derry/... http://digital.library.unt.edu/browse/department/g... http://digital.library.unt.edu/permalink/meta-dc-1... http://www.lbk.ars.usda.gov/wewc/biblio/bar.htm http://pubs.usgs.gov/gip/deserts/eolian/ http://www.aeolianresearch.org/index.htm http://phys.org/news/2010-11-african-red-soil-sout... https://web.archive.org/web/20061201140005/http://...